Đọc bài "Không biết bao giờ tôi mới trả hết nợ mua nhà",ôicóquákhắtkhevớivợbet 388 ty le tôi muốn chia sẻ với tác giả và bạn đọc về câu chuyện của mình. Năm 25 tuổi, sau hai năm đi làm, tôi tiết kiệm được một khoản tiền. Năm đó là trước thời điểm Covid bùng phát nên công việc kinh doanh của bố mẹ tôi thuận lợi, có dư dả chút tiền. Bố nói với tôi rằng, nếu con mua ôtô mà thiếu tiền, bố mẹ sẽ hỗ trợ phần còn thiếu. Sau nhiều ngày đi xem xe, tôi lại thay đổi quyết định, về nhà nói với bố rằng: Con muốn mua nhà riêng, vì nếu bây giờ mua ôtô, phải đợi rất lâu nữa con mới lại có đủ tiền để mua nhà. Thế là bố ủng hộ tôi mua nhà.
Căn nhà tôi quyết định mua có giá sau khi hoàn thành thủ tục chuyển nhượng là khoảng hơn ba tỷ đồng. Tuy nhiên lúc đó tiền mặt của cả gia đình tôi chỉ có khoảng gần hai tỷ đồng. Tôi quyết định vay ngân hàng một phần ba giá trị căn nhà (khoảng 1,1 tỷ đồng). Sau khi mua xong, bố thấy tôi nợ ngân hàng nhiều thì lo nên muốn bán một mảnh đất bố mẹ mua đầu tư trước đó. Theo bố, tại thời điểm đó, giá của mảnh đất này đạt đỉnh rồi, nếu không bán sẽ lỡ mất cơ hội. Tôi vì thấy tiềm năng của mảnh đất nên ra sức can ngăn bố mẹ bán và nói rằng: "Thu nhập của con vẫn ổn để có thể trả nợ ngân hàng hàng tháng, bố mẹ cứ yên tâm". Nhưng sau này tôi mới thấy, một người có kinh nghiệm thương trường nhiều năm như bố có tầm nhìn quả không sai.
Đầu năm 2022, bố mẹ tôi bán mảnh đất đó với giá tiền giảm một phần ba so với giá lúc đỉnh điểm. Sau khi bán đất, bố mẹ có cho tôi 250 triệu đồng để trả gốc trước hạn. Khi đó tiền nợ gốc của tôi giảm từ hơn 850 triệu đồng xuống còn hơn 600 triệu đồng. Cột mốc đáng nhớ với tôi là khoảng thời gian tôi kết hôn vào cuối năm ngoái. Trước thời điểm kết hôn một tháng, bố mẹ chuyển cho tôi thêm 150 triệu đồng để trả ngân hàng trước hạn. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng cất giữ số vàng do hai bên gia đình cho, còn tiền mừng của hai vợ chồng, sau khi trừ hết chi phí cho đám cưới, còn dư được khoảng 90 triệu đồng, chúng tôi lấy để trả trước hạn ngân hàng 55 triệu đồng.
Sau đám cưới, tôi còn nợ ngân hàng 285 triệu đồng. Đó cũng là lúc tôi quyết tâm thay đổi mức thu nhập của mình. Tôi quyết định thoát ra vùng an toàn, muốn tìm kiếm công việc mới sau nhiều năm gắn bó với công ty kể từ lúc mới ra trường. Sau đó, tôi chuyển sang công ty mới với mức thu nhập hàng tháng (đã trừ thuế và bảo hiểm) hơn 40 triệu đồng (gần gấp đôi mức thu nhập trước đó). Sau sáu tháng, tôi được công ty tăng lương nên thu nhập hiện tại (đã trừ thuế và bảo hiểm) gần 44 triệu đồng. Năm vừa rồi, bố mẹ gặp biến cố nên tôi chuyển về cho bố mẹ 50 triệu đồng, em trai mua xe ôtô, tôi cũng hoãn trả nợ ngân hàng vài tháng để cho em vay tiền. Hiện tại, tôi còn nợ ngân hàng gần 90 triệu đồng. Như vậy từ gói vay có kỳ hạn 15 năm, tôi đã có thể trả hết nợ trong bốn năm rưỡi (dự kiến đến cuối năm nay sẽ tất toán khoản vay).
Thông thường, cứ ngày lương về tài khoản, tôi sẽ thanh toán gốc trước hạn khoảng 60-70% tổng số thu nhập từ lương. Phần chi tiêu trong một tháng của tôi khoảng 10 triệu đồng (trong đó tiền thuốc hàng tháng cho một bệnh mãn tính của tôi là 2 - 2,5 triệu đồng), số còn lại tôi cho vào tài khoản dự phòng của mình. Lương thực nhận của vợ khoảng 9 - 9,5 triệu đồng nhưng tôi để vợ tiêu thoải mái. Chúng tôi có quan điểm rõ ràng là: tiền của ai người nấy giữ, góp tiền sinh hoạt chung bằng nhau và đưa cho vợ giữ khoản tiền này để chi tiêu sinh hoạt chung (mua thức ăn và đóng tiền điện nước) hàng tháng. Còn khi vợ cần thiết phải mua những món đồ gì lớn, tôi đều cho vợ tiền để mua, hoặc khi gia đình cần dùng những khoản tiền lớn, đều dùng tiền dự phòng hoặc tiền chi tiêu hàng tháng của tôi.
Vợ nhiều lần nói em muốn giữ toàn bộ tiền nhưng tôi thấy cách chi tiêu của vợ không được khoa học và hợp lý. Vì tôi thấy từ ngày đi làm đến giờ, em luôn trong tình trạng: đầu tháng nhận lương, giữa tháng đã hết tiền, nên cứ đến cuối tháng là tôi sẽ cho thêm vợ tiền để tiêu (từ hồi mới đi làm, vợ đã sang ở nhà tôi, không phải thuê nhà). Em không có kế hoạch tiết kiệm nên tôi bảo rằng chưa tin tưởng em trong việc quản lý chi tiêu và sẽ không đưa hết tiền cho em giữ. Đặc biệt là ở khoản mua sắm quần áo, em có thói quen mỗi tuần đăng ảnh mạng xã hội lần, mỗi bức ảnh em đăng phải là một bộ quần áo mới. Vì vậy em phải thường xuyên mua váy vóc và áo quần mới hàng tuần. Tôi đã nói nhiều về vấn đề này nhưng vợ không thay đổi.
Còn về cuộc sống gia đình, tính tôi rất thoải mái. Vợ có thể đi ăn uống cùng bạn bè, đồng nghiệp, tôi không ngăn cấm nhưng phải có giờ giấc rõ ràng. Tôi cũng không gây áp lực nào cho vợ. Tiền lương vợ, tôi không bao giờ yêu cầu em phải đóng góp trong việc mua sắm hay sửa sang nhà cửa hoặc lo công việc cho hai bên nội ngoại. Tính tôi sạch sẽ nên hay quét nhà, lau chùi và dọn dẹp nhà cửa. Đó cũng là cách giúp tôi giảm stress trong công việc. Tuy nhiên, tôi có một nguyên tắc đó là khi có hai vợ chồng ở nhà, vợ phải là người rửa bát và giặt quần áo.
Thời gian đầu mới lấy về, sau khi ăn xong, em thường cầm điện thoại lướt mạng xã hội để xem video và nhắn tin đủ thứ với bạn, không dọn dẹp bàn ghế nhà, cửa và chia việc rửa bát cho tôi. Sau nhiều lần tranh cãi, tôi cương quyết rằng ăn xong là phải dọn dẹp ngay, phụ nữ phải là người chủ động nhất là đối với việc rửa bát và giặt quần áo. Không thể ăn xong người phụ nữ ngồi ì ra chơi, kệ chồng thích làm gì thì làm. Bây giờ chúng tôi đã là vợ chồng, không giống như thời sinh viên của em. Tôi là đàn ông trong gia đình, sẵn sàng chịu trách nhiệm gánh vác những công việc lớn trong nhà. Ngoài ra tôi cũng thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nhà cửa rồi thì vợ phải biết ý, không thể việc gì cũng để chồng làm được. Tôi lấy vợ về để cùng chia sẻ chứ không phải để ngắm. Vợ khá cứng đầu nhưng sau nhiều lần tôi nói từ nhẹ đến nặng, cũng đã thay đổi.
Với mức thu nhập và chi tiêu như hiện tại, chúng tôi cảm thấy sống rất thoải mái. Hàng tuần vẫn đi ăn đi chơi để cân bằng cuộc sống sau những áp lực công việc. Về phần gia đình, chúng tôi vẫn lo cho hai bên nội ngoại chu toàn. Chúng tôi dự định sinh con vào năm 2025 sau khi tôi trả hết nợ ngân hàng và mua được xe con. Còn về phần tài chính của gia đình, tôi dự định sau khi tất toán khoản vay (dự kiến vào cuối năm nay), hàng tháng tôi sẽ đưa vợ 5-7 triệu đồng để góp tiền chi tiêu chung, đây là tiền chi tiêu cá nhân của tôi. Toàn bộ số còn lại từ lương của tôi sẽ để vào tài khoản tiết kiệm và dùng nó lo cho gia đình lúc cần thiết, chẳng hạn như khi vợ sinh hoặc mua xe.
Tôi khuyên tác giả bài viết "Không biết bao giờ tôi mới trả hết nợ mua nhà" hãy lạc quan lên. Nếu có cơ hội hãy thử tìm kiếm công việc mới để có mức thu nhập cao hơn. Khi đó anh có thể trả nợ gốc trước hạn nhiều hơn thì phần lãi hàng tháng sẽ giảm đi. Sau đó anh lại có khả năng trả nợ gốc trước hạn được nhiều hơn nữa.
Thành Đạt
Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc